1. Quy tắc 1/10 cho TOAN HÔ HẤP CẤP
Toan hô hấp : pH giảm, PCO2 tăng => [HCO3- ]tăng để bù trừ
– [HCO3-] tăng 1mmol/l cho mỗi 10mmHg PCO2 tăng
CÔNG THỨC : [HCO3-] bù trừ = 24 + [(PCO2bệnh nhân – 40)/10]
2. Quy tắc 4/10 cho TOAN HÔ HẤP MẠN
Toan hô hấp mạn :thì HCO3 sẽ tăng bù trừ 4 mmol/l cho mỗi 10 mmHg PCO2 tăng trên 40 mmHg
CÔNG THỨC : HCO3 bù trừ = 24 + 4 x [(PCO2bệnh nhân – 40)/10]
3. Quy tắc 2/10 cho KIỀM HÔ HẤP CẤP
– Khi bệnh nhân thở nhanh thì PCO2 trong máu giảm và bệnh nhân sẽ bị kiềm hô hấp. [HCO3-] trong máu sẽ đáp ứng lại bằng cách giảm đi để duy trì ổn định pH.
– [HCO3-] sẽ giảm mỗi 2 mmol/l cho mỗi 10 mmHg PCO2 giảm xuống dưới 40 mmHg.
– CÔNG THỨC :HCO3 bù trừ = 24 – 2 x [(40-pCO2bn)/10]
4. Quy tắc 5/10 cho KIỀM HÔ HẤP MẠN
– HCO3 bù trừ sẽ giảm 5 mmol/l cho mỗi 10 mmHg PCO2 giảm xuống dưới 40 mmHg
– CÔNG THỨC
HCO3 bù trừ = 24 – 5 x [(40-PCO2bệnh nhân)/10] (dao dộng: +/- 2)
5. Quy tắc 1,5 + 8 cho TOAN CHUYỂN HÓA
– Khi bị toan chuyển hoá, bệnh nhân sẽ thở nhanh để tăng đào thải CO2 nhằm giữ ổn định pH.
– CÔNG THỨC : PCO2 bù trừ = 1,5 x HCO3 bệnh nhân + 8
6. Quy tắc 0,7 + 20 cho KIỀM CHUYỂN HÓA :
– PCO2 bù trừ (mmHg) có thể tính theo công thức sau
CÔNG THỨC : PCO2 = 0,7 x [HCO3] + 20