CẨM NANG DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI
***


👶 CẦN CHĂM SÓC CHO PHỤ NỮ MANG THAI NGAY TỪ KHI CHUẨN BỊ CÓ THAI
📍 Khám sức khoẻ tổng quát
📍 Tẩy giun sán
📍Điều trị ổn định các bệnh lý sẵn có (thừa cân – béo phì, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, bệnh tim mạch…)
📍 Phụ nữ nên đạt được tình trạng dinh dưỡng bình thường, cân nặng bình thường trước khi mang thai.

 Đánh giá cân nặng bình thường trước khi mang thai có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (body mass index):
▪️ Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) = cân nặng (kg): (chiều cao x chiều cao) (m2)
▪️ BMI bình thường của người Việt Nam trưởng thành từ 18,5 đến < 25 (kg/m2)
▪️ BMI < 18,5: suy dinh dưỡng
▪️ BMI >= 25: có thể thừa cân – béo phì

👩 TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ
Người có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,5 – 16 kg trong 9 tháng thai kỳ, thông thường:
▪️ 3 tháng đầu tăng 1-2 kg
▪️ 3 tháng giữa tăng 3 – 4 kg
▪️ 3 tháng cuối tăng 5 – 6 kg

🍒 DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO PHỤ NỮ MANG THAI
Phụ nữ mang thai cần ăn uống nhiều hơn so với lúc chưa mang thai. So với nhu cầu dinh dưỡng trước khi mang thai, trong suốt tam cá nguyệt đầu thai phụ cần nạp nhiều hơn 150 kcal/ngày, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba thai phụ cần nạp nhiều hơn 350 kcal/ngày, tương đương với:
✔️ Mỗi bữa ăn chính tăng thêm nửa chén cơm (hay nui, bún,…), hoặc ăn thêm 1-3 bữa phụ trong ngày như sữa chua, phô mai, bánh, trái cây…
✔️ Mỗi ngày ăn tăng thêm 50 -70g thịt hoặc cá, tôm, trứng, đậu… Ăn ít nhất 2 lần cá trong tuần.
✔️ Không ăn các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao (cá thu, cá mập, cá kình, cá kiếm) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của bé, trong tuần chỉ nên ăn dưới 340g các loại cá tôm cua sò có chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp
✔️ Mỗi ngày uống 2 ly sữa
✔️ Tăng cường ăn rau và trái cây
✔️ Tăng cường chọn thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, trứng, rau lá xanh sậm…
✔️ Tăng cường chọn thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chưa, cá và tôm tép nhỏ, đậu nành…
✔️ Sử dụng nước mắm, nước tương, hoặc muối có bổ sung i-ốt, không nêm mặn.
✔️ Uống viên sắt – acid folic (nếu có chỉ định từ bác sĩ) mỗi ngày uống 1 viên từ khi bắt đầu mang thai đến 1 tháng sau sinh.
✔️ Phơi nắng sáng (trước 8 giờ) 15 phút mỗi ngày
✔️ Tập thể dục vừa sức mỗi ngày, tư vấn bác sĩ sản khoa trước khi tập.

🚫 Lưu ý:
+ Không hút thuốc lá
+ Hạn chế thực phẩm có cồn như bia rượu và có chất kích thích như trà đặc, cà phê đặc.
+ Tránh các thực phẩm chứa nhiều muối (mắm, tương, khô, thức ăn nhanh như xúc xích, khoai tây chiên…)

‼️ XỬ TRÍ CÁC VẤN ĐỀ KHÓ CHỊU KHI MANG THAI
💤 Nghén
+ Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày, nên ăn nhiều vào bữa sáng khi vừa thức dậy. Không để quá đói hoặc ăn quá nó.
+ Tránh ăn các thực phẩm có nhiều gia vị.
+ Tránh thức uống có gas, đồ ăn sinh gas (thức ăn chiên xào nhiều dầu, mỡ, bơ, các loại đậu, bông cải xanh, cải súp lơ, bắp, bắp cải, tỏi tây, hành lá, hành tây, hẹ…)

💤 Vọp bẻ: Ăn uống thêm các thực phẩm giàu canxi, tìm tư thế dễ chịu, xoa bóp bắp chân, bàn tay… Nên báo cho bác sĩ để được bổ sung khoáng chất.

💤 Táo bón: Uống 6-8 ly nước mỗi ngày, ăn thêm rau, trái cây, khoai củ… tập thể dục nhẹ nhàng. Nên báo cho bác sĩ nếu táo bón kéo dài.

Chia sẻ: BV Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here