ATROPIN


Tên chung quốc tế:
Atropine.
Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm (dạng muối sulfat): 0,05 mg/ml;
0,1 mg/ml; 0,4 mg/0,5 ml; 0,4 mg/ml; 1 mg/ml.
Chỉ định: Nhiễm độc phospho hữu cơ và carbamat; tiền mê (Mục 1.3);
chống co thắt (Mục 17.3); giãn đồng tử và liệt thể mi (Mục 21.5).
Chống chỉ định: Phì đại tuyến tiền liệt (gây bí đái), liệt ruột hay hẹp môn
vị, glôcôm góc đóng hay góc hẹp, cơn nhịp tim nhanh, triệu chứng ngộ
độc giáp trạng. Trẻ em: Khi môi trường khí hậu nóng hoặc sốt cao.
Thận trọng: Trẻ em và người cao tuổi, hội chứng Down, tiêu chảy, sốt cao,
bị nhược cơ; người suy tim, mổ tim, nhồi máu cơ tim cấp, có huyết áp cao;
người suy gan, suy thận. Mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3).
Liều dùng
Ngộ độc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, carbamat, khí độc thần kinh:
Liều atropin phụ thuộc vào mức độ nặng của ngộ độc. Cần làm test dò liều
và cần theo dõi dấu hiệu “ngấm atropin”.
Người lớn: Liều đầu tiên: 1 – 2 mg tiêm tĩnh mạch. Liều sau 2 mg có thể
tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, cách 5 – 60 phút cho tới khi các triệu chứng
muscarin hết (hết tiết đờm rãi). Nếu triệu chứng trở lại, tiếp tục dùng
thuốc. Trong trường hợp nặng, có thể cần tới liều 50 mg trong 24 giờ đầu.
Khi dùng atropin liều cao, phải giảm dần thuốc để tránh các triệu chứng
trở lại đột ngột (như phù phổi). Tổng liều atropin dùng trong ngộ độc
carbamat thường ít hơn.
Trẻ em: Liều thông thường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: 0,03 – 0,05 mg/kg,
cách 10 – 30 phút cho tới khi các triệu chứng muscarin hết. Dùng thuốc lại
nếu triệu chứng tái phát.
Tác dụng không mong muốn: Khô miệng, giảm tiết dịch ở phế quản;
giãn đồng tử, sợ ánh sáng; nhịp tim nhanh, da đỏ, kích thích, tăng huyết
áp, đái khó, táo bón.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, thở nhanh, sốt
cao (nhất là ở trẻ em), kích thích thần kinh (bồn chồn, lú lẫn, hưng phấn
mê sảng, đôi khi co giật…), buồn nôn, nôn; nhiễm độc nặng: hôn mê, suy
tuần hoàn, suy hô hấp, rồi tử vong.
Xử trí: Nếu do uống quá liều phải rửa dạ dày, uống than hoạt trước khi rửa
dạ dày. Cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ. Có thể dùng diazepam khi bị
kích thích và co giật. Truyền dịch. Không được dùng phenothiazin.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here