BUPIVACAIN


Thuốc tê thuộc nhóm amid, thời gian tác dụng kéo dài, bắt đầu tác dụng
chậm hơn, mạnh hơn và độc hơn lidocain. Thuốc phải mất 30 phút để phát
huy tác dụng hoàn toàn. Thường được sử dụng để gây tê thắt lưng, đặc
biệt thích hợp cho giảm đau thắt lưng trong lao động, hoặc giảm đau sau
phẫu thuật. Là một loại thuốc chính được sử dụng cho gây tê cột sống.
Khác với lidocain: Tác dụng giảm đau (cảm giác) nhiều hơn là gây liệt
vận động nên thường được dùng trong thời kỳ chuyển dạ đẻ. Độc tính cao
đối với tim (có thể xuất hiện trước triệu chứng thần kinh).
Tên chung quốc tế: Bupivacaine.
Dạng thuốc và hàm lượng
Không có adrenalin: Dung dịch 0,25% (10 ml); 0,5% (10 ml); 0,75%
(4 ml); bupivacain 5 mg/ml + glucose 75 mg/ml (ống 4 ml)
Có adrenalin 1/200 000: Dung dịch 0,25% (10 ml), 0,5% (10 ml), 0,75%
(nha khoa).
Chỉ định: Phải có sẵn phương tiện hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.
Gây tê thấm, phong bế thần kinh, đám rối; gây tê tủy sống để mổ bụng
dưới (chi dưới, tiền liệt tuyến.. ); gây tê ngoài màng cứng để mổ, mổ đẻ,
giảm đau trong khi chuyển dạ, giảm đau sau mổ.
Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc tê nhóm amid; vùng gây tê bị viêm
nhiễm; thiếu máu nặng; bệnh tim nặng; gây tê tủy sống và ngoài màng
cứng ở bệnh nhân tụt huyết áp nặng do mất máu hay sốc do tim, rối loạn
đông máu; gây tê vùng theo đường tĩnh mạch. Trong sản khoa, chống chỉ
định dung dịch bupivacain 0,75% để gây tê ngoài màng cứng vì có trường
hợp vô ý tiêm vào động mạch gây ngừng tim ở người mẹ.
Thận trọng: Suy gan (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); không dùng thuốc
có chất bảo quản để gây tê ngoài màng cứng và tủy sống; có thể gây nhiễm
độc thần kinh (co giật). Thuốc gây nhiễm độc cơ tim mạnh hơn thuốc tê
khác nên phải thận trọng ở bệnh nhân bệnh tim; khi nhiễm toan thiếu oxy
dễ tăng độc tính; mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); nhược cơ.
Tương tác thuốc (Phụ lục 1). Suy cơ tim có thể bị nặng hơn và cần phải
điều trị lâu dài hơn ở người huyết áp cao, huyết áp thấp, bệnh tim mạch,
xơ vữa mạch não
 .

Liều dùng
Gây tê thấm: Người lớn dùng dung dịch 0,25%, tối đa 150 mg (60 ml).
Phong bế dây thần kinh ngoại vi: Dung dịch 0,5%, người lớn tối đa
150 mg (30 ml); dung dịch 0,25% (60 ml).
Phong bế thần kinh giao cảm: Dung dịch 0,25%, tối đa không quá 125 mg
(50 ml). Phong bế vùng ống cùng, dung dịch 0,25 – 0,5%, tối đa 150 mg.
Gây tê trong nha khoa: Dung dịch 0,5% có epinephrin (adrenalin), người
lớn mỗi lần 9 – 18 mg (1,8 – 3,6 ml), không quá 90 mg (18 ml).
Gây tê tủy sống: Dung dịch ưu trương 0,5%, người lớn tối đa 10 mg. Thông
thường dùng 8 mg, có thể thấp hơn: 5 – 7 mg, nhất là ở người cao tuổi.
Gây tê ngoài màng cứng: Phẫu thuật: Vùng thắt lưng: 0,5% (tối đa
20 ml), khoang cùng: 0,5% (tối đa 30 ml); chuyển dạ: Vùng thắt
lưng: 0,25 – 0,5% (tối đa 12 ml), khoang cùng (nhưng rất hiếm dùng)
0,25 – 0,5% (tối đa 20 ml).
Chú ý: Giảm liều ở người cao tuổi, trẻ em, bệnh tim, gan. Dùng nhiều
trong quá trình sinh đẻ có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Giảm liều trong
quá trình sinh nở ở người lớn tuổi mang thai.
Tác dụng không mong muốn: Hạ huyết áp; chậm nhịp tim, có thể gây
ngừng tim (phụ thuộc vào liều lượng); nhiễm độc thần kinh (co giật) khi
tiêm vào mạch máu (phải hút thử trước khi tiêm); dị ứng thuốc. Thuốc còn
có thể gây dị cảm, yếu cơ và rối loạn chức năng bàng quang.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here