DINATRI CALCI EDETAT (Calci EDTA)


Thuốc huy động chì từ xương và mô và giúp đào thải khỏi cơ thể bằng cách
tạo một phức hợp chì bền vững hòa tan trong nước, dễ dàng thải trừ qua
nước tiểu.
Tên chung quốc tế: Disodium calcium edetate
Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm: 200 mg/ml (5 ml, 10 ml). Thuốc
kem bôi da: Natri calci edetat 10%.
Chỉ định: Ngộ độc chì cấp và mạn tính, bệnh não do chì.

Chống chỉ định: Người bệnh bị bệnh thận nặng, vô niệu, thiểu niệu;
người bị viêm gan.
Thận trọng: Không dùng quá liều chỉ định hàng ngày. Tránh tiêm truyền
tĩnh mạch nhanh trong điều trị bệnh não do chì, áp lực nội sọ có thể tăng
đến mức gây tử vong. Người bệnh suy thận, hoặc suy gan. Cần theo dõi
để tránh thiếu kẽm trong quá trình điều trị.
Liều dùng
Cách dùng:
Natri calci edetat có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch
chậm. Liều tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch như nhau, thường truyền tĩnh
mạch. Những người bị bệnh não do chì, cần cân nhắc tiêm bắp vì truyền
tĩnh mạch nhanh có thể gây tăng áp lực nội sọ.
Truyền tĩnh mạch: Dung dịch natri calci edetat 2 – 4 mg/ml pha trong dung
dịch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%.
Liều lượng:
Ngộ độc chì:
Nhiễm độc chì khi nồng độ chì trong máu 45 – 69 microgam/dl (không
có triệu chứng): Truyền tĩnh mạch calci EDTA với liều 1000 mg/m
2 một
ngày (hoặc 60 – 80 mg/kg/ngày), dùng trong 5 ngày. Sau 7 – 14 ngày của
đợt điều trị đầu tiên, nếu nồng độ chì tăng trở lại tới 45 microgam/dl hoặc
hơn, nên điều trị nhắc lại đợt thứ 2 giống phác đồ của đợt 1. Các đợt điều
trị tiếp theo phụ thuộc vào nồng độ chì trong máu của người bệnh.
Bệnh não do chì:
Người lớn và trẻ em: Dùng phối hợp với dimercaprol (BAL):
Dimercaprol: 450 mg/m
2/24 giờ (24 mg/kg/24 giờ), chia làm 6 lần,
75 mg/m
2/lần (4 mg/kg/lần), tiêm bắp sâu, đổi vị trí tiêm mỗi lần. Dùng
5 ngày/đợt.
Calci EDTA 1500 mg/m
2/24 giờ (50 – 75 mg/kg/24 giờ), tối đa 2 – 3 g/24 giờ.
Bắt đầu sau khi đã dùng dimercaprol được 4 giờ. Truyền tĩnh mạch liên
tục trong 24 giờ hoặc chia làm 2 – 4 lần để truyền ngắt quãng; dùng
5 ngày/đợt, nghỉ ít nhất 2 ngày trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo.
Cần tiếp tục điều trị bằng calci EDTA (không kết hợp với thuốc khác) khi
nồng độ chì trong máu cao trở lại ở mức từ 45 microgam/dl trở lên, sau
5 – 7 ngày dừng đợt điều trị thứ nhất.
Người lớn: Dùng calci EDTA đơn độc với liều như sau:
Nồng độ creatinin huyết thanh 2 mg/dl hoặc ít hơn, dùng 1 g/ngày, trong 5 ngày.
Nồng độ creatinin huyết thanh 2 – 3 mg/dl, dùng 500 mg/24 giờ, trong 5 ngày.
Nồng độ creatinin huyết thanh 3 – 4 mg/dl, dùng 500 mg/48 giờ, trong 3 ngày.
Nồng độ creatinin huyết thanh trên 4 mg/dl, dùng 500 mg/1 lần/tuần.
Cách dùng này sẽ được nhắc lại sau 1 tháng cho đến khi nồng độ chì trong
máu giảm tới mức bình thường.

Tác dụng không mong muốn: Hoại tử ống thận. Hạ huyết áp, loạn nhịp.
Tăng calci huyết, thiếu kẽm. Tổn thương da. Buồn nôn, nôn, rối loạn
tiêu hóa kèm đau bụng, ỉa chảy, co rút cơ, viêm tắc tĩnh mạch (nếu tiêm
nhanh hoặc dung dịch quá đậm đặc), sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ,
khát, rét run, đáp ứng giống histamin (hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mắt),
giảm huyết áp nhất thời. Đau chỗ tiêm sau khi tiêm bắp, glucose niệu,
tăng số lần đi tiểu; phù do thoái hóa tế bào đầu ống thận (ngừng thuốc
có thể hồi phục).
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Quá liều calci EDTA có thể làm tăng các triệu chứng ngộ
độc chì do vậy, hầu hết các tác dụng độc xuất hiện có liên quan với ngộ
độc chì như phù não, hoại tử ống thận.
Điều trị: Điều trị phù não bằng cách truyền manitol dùng nhắc lại. Cần
duy trì tốt lượng nước tiểu bằng các thuốc lợi tiểu để tăng thải trừ thuốc.
Cần phải theo dõi nồng độ kẽm trong
 máu

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here