FENTANYL


Thuốc giảm đau nhóm opioid, mạnh gấp 100 lần morphin, liều thấp có tác
dụng an thần, liều cao có tác dụng gây ngủ. Tác dụng giảm đau rất nhanh,
3 – 5 phút, kéo dài 1 – 2 giờ.
Tên chung quốc tế: Fentanyl.
Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm (fentanyl citrat): 50 microgam/ml,
100 microgam/ml, 200 microgam/ml.
Chỉ định: Giảm đau trong và sau mổ (phải có hô hấp hỗ trợ); hỗ trợ mê
và thở máy trong hồi sức; kết hợp với thuốc tê đưa vào ngoài màng cứng
và tủy sống.
Chống chỉ định: Khi không có phương tiện theo dõi và hỗ trợ hô hấp; mổ
lấy thai (khi chưa cặp cuống rốn); ứ đọng đờm – suy hô hấp (nếu không có
trang bị hỗ trợ hô hấp), bệnh nhược cơ.

Thận trọng: Luôn có sẵn phương tiện hỗ trợ hô hấp khi dùng. Bệnh
phổi mạn tính; hen; bệnh tim có nhịp tim chậm; chấn thương sọ não; tăng
áp lực nội sọ chưa có thở máy; trầm cảm, người không dung nạp opiat,
nghiện rượu; ma túy. Không nên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con
bú (Phụ lục 2, 3). Suy thận (Phụ lục 4); suy gan (Phụ lục 5).
Tương tác
thuốc
(Phụ lục 1).
Liều dùng
Thuốc chỉ dùng ở bệnh viện có cán bộ có kinh nghiệm gây mê bằng đường
tĩnh mạch, có phương tiện cấp cứu hồi sức và thuốc đối kháng opioid.
Tiền mê: Người lớn 50 – 100 microgam, tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất từ
1 – 2 phút, tiêm bắp sẽ tác dụng sau 30 – 60 phút.
Trẻ em (2 – 12 tuổi): 3 – 5 microgam/kg, sau đó bổ sung 1 microgam/kg
nếu cần.
Bổ trợ trong gây mê: Liều thay đổi tùy theo phẫu thuật (tiểu, trung, đại
phẫu) và có hỗ trợ hô hấp hay không.
Nếu người bệnh tự thở: Tiêm tĩnh mạch 50 – 200 microgam, sau đó
50 microgam nếu cần sau 30 phút.
Nếu có hỗ trợ hô hấp: Liều khởi đầu 300 – 3 500 microgam (tới
50 microgam/kg), sau đó từng thời gian bổ sung 100 – 200 microgam tùy
theo đáp ứng. Liều cao thường dùng trong phẫu thuật tim và các phẫu
thuật phức tạp về thần kinh, chỉnh hình.
Trẻ em (2 – 12 tuổi) 15 microgam/kg, sau đó 1 – 3 microgam/kg khi cần.
Dùng phối hợp với thuốc tê vùng (bupivacain) để gây tê ngoài màng cứng:
50 – 100 microgam và gây tê tủy sống: 25 – 50 microgam, tác dụng giảm
đau kéo dài từ 3 – 6 giờ.
Dùng giảm đau sau mổ: Nhỏ giọt vào tĩnh mạch 50 – 200 microgam/
giờ (hoặc bơm tiêm điện), với trẻ em (2 – 12 tuổi): Tiêm tĩnh mạch
3 – 5 microgam/kg, sau đó 1 microgam/kg.
Tác dụng không mong muốn: Ức chế hô hấp; co thắt thanh quản; tỉnh
muộn; chậm nhu động ruột; nôn; buồn nôn; ngứa; khó đái; tăng trương lực
cơ; chậm nhịp tim; hạ huyết áp thoáng qua, loạn nhịp.
Quá liều và xử trí: Xử trí suy hô hấp bằng hô hấp hỗ trợ. Dùng thuốc giải
độc naloxon: 0,4 – 2 mg tiêm tĩnh mạch chậm, sau 10 phút nhắc lại đến khi
thở tốt. Xử lý chậm nhịp tim bằng atropin.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here