LORATADIN
Tên chung quốc tế: Loratadine.
Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 10 mg. Dung dịch uống, sirô:
5 mg/5 ml.
Chỉ định: Làm giảm triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng theo mùa,
mày đay tự phát mạn tính.
Chống chỉ định: Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Thận trọng: Suy gan (Phụ lục 5), suy thận (cần điều chỉnh liều dùng);
nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi; mang thai và cho con bú
(Phụ lục 2 và 3).
Liều dùng
Loratadin dùng đường uống. Có thể dùng phối hợp với pseudoephedrin sulfat.
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày một lần 10 mg hoặc mỗi
lần 5 mg, cách 12 giờ một lần. Trẻ 2 – 12 tuổi: Trọng lượng cơ thể > 30
kg: Mỗi ngày một lần 10 mg; trọng lượng cơ thể < 30 kg: Mỗi ngày một
lần 5 mg.
Suy gan nặng: Người lớn và trẻ em ≥ 6 tuổi: 10 mg/lần, 2 ngày uống một
lần; 2 – 5 tuổi: 5 mg/lần, 2 ngày uống một lần.
Suy thận, Clcr< 30 ml/phút: Người lớn và trẻ em ≥ 6 tuổi: 10 mg/lần, 2
ngày uống một lần; 2 – 5 tuổi: 5 mg/lần, 2 ngày uống một lần.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Người lớn: Đau đầu, ngủ gà, mệt mỏi, khô miệng. Trẻ em:
Kích động, tăng vận động, phát ban, đau bụng, viêm miệng, viêm họng,
viêm kết mạc, thở khò khè, khản tiếng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, bí
tiểu, hội chứng giả cúm, nhiễm virus.
Ít gặp: Chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, co thắt phế quản, viêm kết mạc.
Hiếm gặp: Trầm cảm, lú lẫn, co giật, run, tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh
trên thất, đau ngực, đánh trống ngực, hạ huyết áp, ngất, giảm tiểu cầu,
chán ăn, buồn nôn, rối loạn chức năng gan, hoại tử gan, đau lưng, đau
khớp, nhìn mờ, rối loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo, ngoại ban, mày đay,
phù ngoại biên và phản ứng phản vệ.