MORPHIN


Tên chung quốc tế:
Morphine.
Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm: 2 mg/ml, 4 mg/ml, 10 mg/ml,
dạng muối sulfat hoặc hydroclorid, loại để tiêm vào tủy sống và ngoài
màng cứng phải không có chất bảo quản. Viên nang, viên nén: 5 mg, 10
mg, 30 mg, 60 mg, 90 mg, 100 mg, 120 mg, 200 mg/viên (có loại giải
phóng kéo dài).
Chỉ định: Ngày nay ít dùng để tiền mê. Thuốc phụ dùng phối hợp trong
phẫu thuật lớn khi khởi mê; giảm đau trong nhồi máu cơ tim, phù phổi
cấp (Mục 2.2), sau chấn thương, sau phẫu thuật lớn. Dùng trong trường
hợp đau nhiều hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác; đau
ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do ung thư; ho dai dẳng ở giai đoạn cuối của
ung thư phổi.
Chống chỉ định: Suy hô hấp vừa và nặng; phù phổi cấp do chất hóa học;
đau bụng không rõ nguyên nhân; mang thai; trẻ em dưới 30 tháng tuổi;
giảm đau sau mổ mà không có theo dõi cẩn thận; chấn thương sọ não; u
não; tăng áp lực nội sọ; suy thượng thận; suy giáp; co giật; nhiễm độc
rượu cấp; viêm túi thừa và các bệnh gây co thắt đại tràng khác; suy gan;
mới mổ gan mật; ỉa chảy do độc tố; phối hợp với thuốc IMAO.
Thận trọng: Morphin phải dùng với liều nhỏ nhất có tác dụng, tránh kéo
dài quá 7 ngày, tránh dùng thường xuyên vì dễ gây nghiện. Phải được theo
dõi và có sẵn phương tiện hỗ trợ hô hấp; hen; khí phế thũng; suy tim; bệnh
phổi tắc nghẽn; tắc mật; suy gan (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); giảm
năng tuyến giáp, suy thượng thận, sốc, người rối loạn tiết niệu – tiền liệt
(nguy cơ bí đái), tăng áp lực nội sọ (chấn thương đầu), bệnh nhược cơ,
người cao tuổi; trẻ em; suy kiệt; khi dùng giảm đau sau mổ: vì dễ suy hô
hấp; khi lái xe hoặc vận hành máy vì kém tỉnh táo.
Tương tác thuốc (Phụ
lục 1). Tránh phối hợp với rượu và các thuốc ức chế thần kinh hay thuốc
giảm đau loại opioid khác (cả thuốc ho). Thuốc gây ức chế hô hấp ở trẻ sơ
sinh, do thuốc qua được nhau thai và tác động vào trẻ (Phụ lục 2). Thải trừ
morphin ở trẻ sơ sinh rất chậm. Không dùng cho mẹ 3 – 4 giờ trước khi đẻ.
Nếu mẹ bị nghiện hoặc dùng morphin kéo dài trong khi mang thai, trẻ đẻ
ra sẽ xuất hiện hội chứng cai nghiện như co giật, kích thích, nôn và thậm
chí tử vong. Nên ngừng cho con bú nếu mẹ dùng morphin (Phụ lục 3).
Liều dùng
Tiền mê: Tiêm bắp hoặc dưới da (1 giờ trước phẫu thuật) người lớn
150 – 200 microgam/kg, trẻ em: 50 – 100 microgam/kg.
Giảm đau trong khi mổ: Tiêm tĩnh mạch người lớn và trẻ em
100 microgam/kg có thể nhắc lại sau 40 – 60 phút, nếu cần.
Giảm đau sau mổ: Tiêm bắp, người lớn 150 – 300 microgam/kg cách 4 giờ
1 lần; trẻ em 100 – 200 microgam/kg; hoặc truyền tĩnh mạch, người lớn
8 – 10 mg trong 30 phút, sau đó 2 – 2,5 mg/giờ.
Lưu ý: Theo dõi chặt chẽ suy hô hấp, dùng liều thấp nhất có tác dụng giảm
đau. Giảm đau bằng bơm morphin vào tủy sống với liều thấp: 1 – 2 mg
ngoài màng cứng; 0,1 – 0,3 mg vào khoang dưới màng nhện – giảm đau rất
hiệu quả và kéo dài 12 – 24 giờ (thuốc phải không có chất bảo quản).
Tác dụng không mong muốn: Suy hô hấp (rất hay gặp và khó lường
trước); co thắt phế quản; chậm tỉnh; chậm có nhu động ruột; nôn; buồn
nôn; ngứa; khó đái; nguy cơ phản ứng phản vệ; nghiện thuốc sau khi dùng
liều điều trị 1 – 2 tuần (có trường hợp 2 – 3 ngày); tim chậm; huyết áp
giảm; buồn ngủ, nhức đầu, bí đái (có thể kéo dài tới 20 giờ sau tiêm ngoài
màng cứng, tiêm dưới khoang màng nhện).
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Suy hô hấp (tần số thở giảm, ngừng thở), đồng tử co nhỏ,
hôn mê.
Xử trí: Hô hấp hỗ trợ (thở oxygen qua mặt nạ, đặt nội khí quản) oxygen
liệu pháp và dùng thuốc giải độc đặc hiệu naloxon (xem Mục 4.2.2).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here