PRALIDOXIM


Tên chung quốc tế:
Pralidoxime.
Dạng thuốc và hàm lượng: Bột pha tiêm 1 g; thuốc tiêm 300 mg/ml
(dạng muối clorid).
Chỉ định: Nhiễm độc phospho hữu cơ có hoạt tính kháng cholinesterase.
Quá liều các thuốc kháng cholinesterase (như neostigmin, pyridostigmin).
Nhiễm hơi độc thần kinh (như sarin, soman, tabun…).
Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc.
Thận trọng: Phải có sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc. Suy thận (Phụ
lục 4). Trẻ em. Phụ nữ mang thai, cho con bú.
Liều dùng: Xem thêm hướng dẫn của nhà sản xuất.
Dùng atropin (xem chuyên luận Atropin) cùng với pralidoxim, tác dụng
của atropin xuất hiện trước khi pralidoxim được dùng.
Ngộ độc phospho hữu cơ:
Truyền tĩnh mạch: 1 – 2 g trong 15 – 30 phút cho người lớn, hoặc
20 – 40 mg/kg trong 30 phút cho trẻ em, có thể nhắc lại trong khoảng 1 giờ
và sau đó cứ 8 – 12 giờ nếu cần.
Tiêm bắp: Triệu chứng nhẹ: 600 mg, tiêm tiếp liều thứ hai và thứ ba cứ
sau 15 phút nếu vẫn còn triệu chứng (tổng liều không quá 1,8 g); nếu triệu
chứng vẫn còn, tiêm nhắc lại đợt điều trị trên sau 1 giờ liều tiêm cuối
cùng. Triệu chứng nặng: Tiêm nhanh lần lượt 3 liều 600 mg; tiêm nhắc lại
đợt điều trị trên sau 1 giờ nếu triệu chứng vẫn còn.
Quá liều thuốc kháng cholinesterase: Người lớn, tiêm tĩnh mạch 1 – 2 g,
sau đó cứ 5 phút tiêm 250 mg.
Ngộ độc hơi độc thần kinh: Mức nhẹ tới vừa: Dùng ngay trong vòng vài
phút hoặc vài giờ sau khi bị nhiễm độc mới có hiệu quả.
Sử dụng ngoài bệnh viện, tiêm bắp: Người lớn, 600 mg (nhẹ tới vừa) và
1,8 g (nặng). Người cao tuổi, gầy có triệu chứng nhẹ tới vừa: 10 mg/kg;
triệu chứng nặng: 25 mg/kg. Trẻ em: 15 mg/kg (nhẹ tới vừa); 25 mg/kg
(nặng).
Tại phòng cấp cứu trong bệnh viện, tiêm tĩnh mạch chậm: Người lớn:
15 mg/kg (tối đa 1 g). Người cao tuổi, gầy: 5 – 10 mg/kg.
Tác dụng không mong muốn: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ngủ
lơ mơ, đau vùng tiêm, hoa mắt, nhìn mờ, song thị, suy giảm điều tiết mắt,
nhịp tim nhanh, yếu cơ, phát ban.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here