Thuốc mê bay hơi hít qua đường thở (thuốc mê hít)


Thuốc mê khí lỏng để hít được dùng để khởi mê hay duy trì trạng thái mê
phục vụ cho quá trình phẫu thuật. Trạng thái mất tri giác này sẽ phục hồi
dần sau khi ngừng thuốc.

Khi dùng thuốc mê hít, cần có bình bốc hơi phù hợp cho từng loại, oxygen
hay không khí nén dưới áp lực và một số trang thiết bị chuyên dùng.
Để duy trì trạng thái mê đủ cho phẫu thuật và an toàn, cần có sự phối hợp
của nhiều loại thuốc và theo dõi liên tục người bệnh dưới sự điều khiển
của bác sĩ gây mê.
Bác sĩ gây mê cần biết các thuốc người bệnh đã và đang dùng trước
khi gây mê để chỉ định chính xác (nhất là thuốc uống chống đông máu,
corticosteroid, thuốc nội tiết tránh thai, thuốc trị đái tháo đường…).
Mỗi loại thuốc mê hít đều có đặc tính riêng về tác dụng không mong muốn,
chỉ định và chống chỉ định cần phải tuân thủ với mỗi cá thể người bệnh.
Hiếm khi sử dụng trong trường hợp tăng kali huyết vì gây rối loạn nhịp
tim và có thể tử vong.
Cần lưu ý các thuốc này đều có thể gây sốt cao ác tính. Chống chỉ định
ở những bệnh nhân có nguy cơ/nhạy cảm/dễ bị sốt cao ác tính. Thuốc
có thể gây tăng dịch não tủy và chú ý khi sử dụng ở những bệnh nhân
tăng áp lực nội sọ.
Nếu đặt nội khí quản khó khăn thì nên dùng
halothan. Thuốc không làm
tăng bài tiết nước bọt hoặc chất nhày phế quản và tỷ lệ nôn, buồn nôn
sau phẫu thuật thấp. Halothan có tác dụng mạnh, khởi mê êm dịu, khí mê
không gây kích ứng, dễ ngửi và ít khi gây ho hoặc ngừng thở. Tuy nhiên,
hiện nay ít được dùng vì có độc tính đối với gan, ở một số bệnh nhân gây
tổn thương gan gọi là viêm gan do halothan. Trong khi gây mê halothan
không được dùng adrenalin vì dễ gây loạn nhịp.
Isofluran có tác dụng yếu hơn halothan. Nhịp tim thường ổn định trong
khi gây mê bằng isofluran nhưng tần số tim có thể tăng, đặc biệt ở người
bệnh trẻ tuổi. Huyết áp tâm thu có thể giảm do giảm sức cản mạch máu
toàn thân và cung lượng tim giảm ít hơn so với halothan. Hô hấp bị ức
chế. Thuốc làm giãn cơ và tăng lên do dùng thuốc giãn cơ. Isofluran cũng
có thể gây độc cho gan ở người mẫn cảm với các thuốc mê halogen hóa
nhưng nguy cơ ít hơn nhiều so với halothan. Vì vậy, tránh dùng thuốc
lại nhiều lần (khoảng cách ít nhất 3 tháng mới được dùng lại) nhất là với
halothan.
Isofluran có nồng độ tối thiểu ở phế nang 1,15 (M.A.C) không mạnh bằng
halothan 0,74 nhưng ít độc cơ tim hơn, giảm huyết áp nhẹ hơn, gây viêm
gan ít hơn. Ngày nay người ta có xu hướng dùng isofluran nhiều hơn.
Sevofluran có tác dụng nhanh, hiệu lực mạnh hơn desfluran. Tác dụng
của sevofluran xuất hiện nhanh và phục hồi nhanh, nhưng vẫn chậm hơn
desfluran. Sevofluran có tác dụng giãn cơ, tác dụng này có thể đủ để tiến
hành một số phẫu thuật mà không cần dùng thuốc chẹn thần kinh – cơ.
Để đề phòng thiếu oxygen khi gây mê, cần dùng hỗn hợp khí có oxygen
nhiều hơn khí trời (không được dưới 25% trong hỗn hợp khí). Trường hợp
dùng hỗn hợp khí oxygen và nitơ oxyd thường yêu cầu oxygen có nồng
độ hơn 30% trong suốt quá trình gây mê.
Phòng mổ cần dẫn khí thở ra của máy mê ra ngoài, có lọc khí, tốt nhất là
có hút khí thải qua đường ống phòng mổ để bảo vệ môi trường của nhà
mổ, tránh ảnh hưởng cho người gây mê và phẫu thuật viên.
Tác dụng không mong muốn: Suy tim phổi, hạ huyết áp, co giật, loạn
nhịp tim.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here