PHỤ GIÚP THẦY THUỐC MỞ KHÍ QUẢN VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỞ KHÍ QUẢN
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
¬Mở khí quản là tạo ra mọt đường thông khí mới tạm thời (trong trường hựp cấp cứ) hay vĩnh viễn (trong trường hợp có khối u hạ họng) mà không khí không còn đi qua con đường mũi họng
– Mở khí quản là một thut thuật nhằm khai thông đường dẫn khí một cách triệt để nhất, giảm ngắn đường hô hấp và không khí không phỉa đi qua đường gấp khúc tự nhiên của chúng.
– Trong trường hợp đờm dãi xuất tiết nhiều mà người bệnh không tự khạc ra được thì mở khí quản để húp đỡm dãi đảm boả sự thông khí, duy trì quá trình cung cấp oxy cho cơ thể người bệnh.
– Mở khí quản có 2 loại.
+ Mở khí quản cao: được tiến hành ở vòng sụn khí quản thứ 2 – 3 trên eo tuyến giáp vì ở vị trí vày khí quản đi rất nông, dễ tiến hành. Thườngáp dụng trong trờng hợp cấp cứu cần phải tiến hànhkhẩn trường đê chống ngạt thở cho người bệnh.
Hiện nay người ta thường mở khí quản qua màng giáp – nhẫn để hạn chế biến chứng hẹp khí quản.
+ Mở khí quản thấp: Thường mở ở sụn khí quản thứ 4 – 5. Ở vị trí này các vòng sụn đi hơi sâu, khó tìm dễ viêm nhiễm xung quanh, dễ chảy máu vào trung thất.
2. CHỈ ĐỊNH MỞ KHÍ QUẢN
– Các trường hợp gây trở ngày đường hô hấp trên: đây là các nguyên nhân làm cản trở sự thông khí từ mũi tới thanh hầu. Các trường hợp này bao gồm.
+ Vết thương vùng mũi, thanh quản.
+ Bỏng thanh quản khí quản.
+ Các khối u vùng mũi, mặt
+ Các dị vật đường khí quản
+ Bệnh bạch hầu thanh quản.
– Những tổn thương ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp: những thương tổn này ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp, ảnh hưởng đến sự lưu thông khí.
+ Các biến chứng sau mổ: u não, áp xe não, u hố sau
+ Các trường hợp viêm màng não nặng ảnh hưởng đến hô hấp có tăng tiết nhiều đờm dãi.
– Một số phẫu thuật lồng ngực làm ảnh hưởng tới cơ hô hấp và sự co giãn của phế nang.
+ Phẫu thuậ cắt thuỳ phổi, bóc tách màng phổi
+ Sau một số phẫu thuật ở lồng ngực và trưng thất
– Cơn viêm cấp trong giãn phế quản gây ngạt thở nặng ở những nơi không có điều kiện đặt nội khí quản.
– Mở khí quản còn được chỉ định trong trường hợp.
+ Dự phòng sự ngạt thở có thể xảy ra trên đường vận chuyển người bệnh ở xa đến cơ sở điều trị.
+ Để chuẩn bị cho một phẫu thuật lớn như khối u hạ họng.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH MỞ KHÍ QUẢN
– Người bệnh có rối lạon về đông máu
– Viêm trung thất.
– Người bệnh có truyến giáp quá to.
4. KỸ THUẬT MỞ KHÍ QUẢN
4.1. Tư thế ngưởi bệnh
– Người bệnh nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu tỳ xống giường để bộc lộ rõ khí quản ở cổ, cố định 2 tay người bệnh vào thành giường.
4.2. Tiến hành
Kỹ thuật mở khí quản gồm 3 người trong đó ó 2 thầy thuốc và 1 điều dưỡng (thầy thuốc đã rửa tay và mặc áo vô khuẩn)
Các bước tiến hành mở khí quản qua màng giáp nhẫn: khi có chỉ định mở khí quản, phải tiếnhành càng nhanh càng tốt trong thời gian dưới 3 phút (trường hợp cấp cứu).
– Cho người bệnh thở oxy qua mask: sát khuẩn vùng cổ trước với povidon – iod 110%, sau đó trải khăn cô khuẩn.
– Sờ sụn giáp, kế tiếp là sụn nhẫn (vòng sụn đầu tiên), màng giáp – nhẫn ở giữa sựu giáp và sục nhẵn. Sờ phát hiện các động mạch dị thường ở khoảng trên xương ức. Gây mê giáp và sụn nhẫn. Sờ phát hiện các động mạch dị thường ở khoảng trên xương ức. Gây tê quang màng giáp nhẫn với lidocain 1% và epinephrin nếu thời gian cho phép.
Cố định sụn giáp giữa ngón cái và ngón trỏ: rạch một nhát dài 3 – 4cm qua da trên màng giáp – nhẫn, tránh rạch vào các tĩnh mạch bề mặt. Nếu không tránh được dung kẹp cầm máu.
Đặt một cái móc khí quản vào màng giáp – nhẵn ở phía trong của sụn giáp để cố định khí quản trước khi rạch màng giáng – nhẫn. Dùng lưỡng dao cắt qua màng giáp nhân, chú ý thanh quản ở phía sau, đưa clamp hoặc ống nong Trousseau vào và nong, xoay ống nong Trousseau hoặc dùng kéo Mayo làm rộng lỗ mở.
Đưa ống mở khí quản cỡ phù hợp qua màng giáp nhẫn (ở người lớn thường dùng ống 7mm đường kính trong). Khi ống đã nằm trong khí quản, mở nắp ống và bơm cuff với 5-10ml khí, bóp bóng Ambu và nghe âm thở 2 bên phổi xem ống nội khí quản có đặt đúng không. Sau đó cố định ống nội khí quản.
– Lót gạc vô khuẩn xung quang canun để thấm máu và ngăn dịch từ canun thấm vào vế môt,
– Dùng miếng gạc hấp phủ lên lỗ canun để lọc không khí thở vào
– Để người bệnh nằm ở tư thế thoải mái
5. ĐIỀU DƯỠNG TRỢ GIÚP BÁC SĨ
5.1. Dụng cụ
– Hộp dụng cụ mở khí quản gồm:
+ Một dao mổ, 1 kéo thẳng, 1 kéo cong, 1 kéo Mayo, móc khí quản
+ Một hộp phẫu tích khong có mấu, 1 thông lòng máng
+ Một panh Laborde, 2 panh Farabeuf.
– Hộp hoặc gói vô khuẩn.
+ Bón kìm cặp săng, 1 kìm mang kim
+ Săng 80cm x 150cm (săng mổ), săng 60cm x 80cm (săng có lỗ).
+ Gạc miếng, bông cầu, găng tay 3 đôi.
+ Canun Krishaber: người lớn dùng 3,4 hoặc 5; trẻ em thường dùng số 2
+ Canun Sjoberg tốt hơn vì bằng nhựa mèm có bóng cố định ở đầu: số 6,7,8 dànhcho người lớn; số 3,4,5 dành cho trẻ em.
– Hộp áp vô khuẩn 2 chiếc, máy hút đờm dãi, ống hút, bónh Ambu, máy hô hấp nhân tạo.
– Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe, bơm kim tiêm 5ml và thuốc gây tê, thuốc sát khuẩn: cồn iod, cồn700 .
– Khay quả đậu, túi đựng đồ bẩn.
5.2. Chuẩn bị
1. Giải thích về thủ thuật và lý do đặt ống ống khí quản
2. Nếu không phải là trường hợp cấp cứu, cần có sự đồng ý của người bệnh hoặc người nhà, viết giấy cam đoan.
3. Rửa tay.
4. Mang dụng cụ bảo vệ cá nhân
5. tập hợp tất cả các dụng cụ cần thiết
6. Mở khay dụng cụ mở khí quản khi bác sĩ đã sẵn sàng.
5.3. Tiến hành
1. Giải thích, động viên người bệnh khi thủ thuật tiến hành
2. Thực hiện y lệnh thuốc trước mở khí quản
3. Mở găng vô khuẩn cho bác sĩ, mang găng sạch
4. Đổ dung dịch sát khuẩn vào cốc trên khay. Để đảm bảo vô khuẩn, giữ lọ lidocain để bác sĩ hút.
5. Sẵn sàng hút và các dụng cụ cấp ỗy. Dùng ốnghút đường kính bằng nửa đường kính ống khí quản.
6. Bơm bóng ống khí quản
7. Cho người bệnh thở oxy liều cao, sau đó mang găng vô khuẩn, tiến hành hút khi thông quản đã được đặt. Sau đó lại thở oxy liều cao sau khi hút.
8. Gắn ống khí quản với hệ thống nối với máy thở nếu chỉ định
9. Lau sạch vị trí mở khí quản bằng nước muối sinh lý, cố định ống bằng dây vải và băng chỗ mở bằng miếng gạc cắt một nửa bao quanh chan ống khí quản.
10. Đặt người bệnh tư thế tiện lợi: tư thế bán Fowler làm cho dễ thở hơn.
11. Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay.
12. Đặt báo động hoặc các biện pháp hỗ trợ trông tin vì người bệnh không nói được.
13. Tiến hành chăm sóc người bệnh mở khí quản và theo chỉ định
14. Chăm sóc răng miêng và hút hầu họng mỗi 8 giờ và khi cần.
6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỞ KHÍ QUẢN.
6.1. Hút đờm dãi
6.1.1. Dụng cụ
– Máy hút
– Ống hút loại thích hợp, chiều dài 15-20cm
– Nước muối sinh lý: khi mở nút chỉ dùng trong mộtngày
– Nguồn oxy và dụng cung cấp oxy
– Dụng cụ bảo vệ cá nhân
– Ống nghe
6.1.2. Chuẩn bị
1. Kiẻm tra y lệnh và và kế hoặch chăm sóc
2. Chuẩn bị dụng cụ
3. Cần một người phụ để thông khí bằng tay nếu được chỉ định
4. Rử tay.
5. Nghe phổi, nghe tim kiểm tra âm thở, nhịp và tần số tim.
6. Kiểm tra máy hút, điều chỉnh ở 100-120mmHg.
7. Mang găng tay bảo vệ, mask và các dụng cụ bảo vệ cá nhân khác.
6.1.3. Tiến hành.
1. Giải thích về thủ thuật và lý do hút cho người bệnh
2. Đặt người bệnh tư thế bán Fowler hoặc Fowler.
3. Bật máy hút (áp lực 100-120mmHg)
4. Mở nắp chai nước muối
5. Mở bộ dụng cụ hút
6. Mở nắp cốc và rót nướcmuối sinh lý vào cốc
7. Cho thở oxy gây giảm oxy máu, có thể dẫn đếnn ngừng tim. Cho oxy liều cao để đề phòng tai biến này.
8. Mang găng vô khuẩn (tay thuận là tay vô khuẩn, tay không thuậnlà tay sạch)
9. Tay thuận cầm ónh hút nối với dây của máy hút được giữ bởi tay không thuận.
10. Nhúng đầu ống thông vào cốc nước muối sinh lý vô khuần để làm trơn ống
11. Tay thuận cầm ống hút đưa vào ống khí quản, không hút
12. Đưa nhanh ống qua đầu cuối của ống khí quản 1-2cm, lúc đó cảm thấy có sức cản hoặc người bệnh ho. Không đưa sâu quá gây tổn thương niêmmạc phế quản.
13. Hút ngắt quãng bằng cách bóp và thả dây ống hút. Không hút liên tục vì gây tổn thương đường thở.
14. Mỗi lần hút không quá5 – 10 giấy để đề phòng biến chứng hạ õy máu
15. Tháo dụng cụ thở oxy, cho người bệnh thở sâu vài lần hoặc bóp bóng với nồng độ oxy liều cao.
16. Hút rửa ốnghút và ống dẫn bằng nước vô khuẩn
17. Hút lại một lần nếu thấy cần thiết. Cho phép cách nhau 1 phút với 1 lần cung cấp oxy cao.
18. Sau đó hút họng hầu để phng nhiễm khuẩn từ đường hô hấp trên lam xuống dưới (dùng cùng ống hút).
19. Cuộn ốn ghút và tháo găng.
20. Bỏ găng, ống hít vào nơi quy định, cởi bỏ các dụng cụ bảo vệ
21. Tắt máy hút
22. Nghe âm phổi, nhịp tim và tần số tim vì hút có thể gây nhịp nhang nhưng giảm oxy và ogản xạ dây X có thể gây nhịp chậm hoặc ngừng ti,
23. Rử tay
24. Đổ bình chứa máy hút, chú ý tính chất dịch hút
25. Đặt báo động hoặc các biện pháp hỗ trợ thông tin cho người bệnh
6.2.1. Là sạch canun và ỗl mở khí quản.
6.2.1. Dụng cụ
¬ – Bộ dụng cụ làm sạch khí quản (chậu vô khuẩn, chất rửa ống, bàn chải, gạc)
– Găng vô khuẩn
– Dụng cụ hút
– Bộ oóng khí quản dùng cho cấp cứu
– Canun trong cũng cỡ
– Nước muối sinh lý vô khuẩn
– Gạc vô khuẩn cắt một nửa,
– Dây buộc khí quản sạch
6.2.2. Chuẩn bịn
1. Kiểm tra y lệnh và kế hoạch chăm sóc
2. Chuẩn bị dụng cụ
3. Kiểm tra dụng cụ hút và các ống khí quản sẵn sàng
4. Rửa tay
6.2.3. Tiến hành
1. Giải thích về thủ thuật và lý do cho người bệnh
2. Mở khay và mang găng vô khuẩn
3. Tay mang găng mở chậu, tay không manggăng đổ nước muối sinhlý vào chậu
4. Mang găng vô khuẩn thứ hai: giữ cổ canun ngoài bằng ngón trỏ và ngón cái, tháo canun trong băng cách xoáy trái 90o
5. Nhẹ nhàng kéo canun trong lên và ra ngoài
6. Ngâm canun trong chậu nước muối vô khuẩ để làm sạch các chất tiết khô.
7. Làm sạch lòng và ngoài canun bằng dung dịch làm sạch hoặc đánh bàn chải với nước muối sinh lý.
8. Súc rửa canun cẩn thận với nước muối sinh lý
9. Đặt canun sạch trên gạc vô khuẩn và làm khô
10. Một tay giữ mép canun ngoài,tay kia đặt lại canun trong cẩn thận
11. Chốt canun bằng xoay chốt sang phải để canun ở tư thế thẳng
12. Lau sạch chung quanh chỗ mở khí quản bằng nước muối sinh lý
13. Lau sạch canun ngoài
14. Đắp gạc vô khuẩn cắtmột nửa xung quanh ống khí quản, thay dây buộc nếu cần.
15. Thu dọn, vệ sinh dụng cụ
16. Rửa tay.
17. Đặt lại báo động hoặc các biện pháp hỗ trợ thông tin cho người bệnh
6.3. Thay dây buộc ống khí quản.
6.3.1. Dụng cụ
– Kéo
– Kìm Kocher
– Dây buộc
6.3.2. Chuẩn bị
1. Cần một người phụ để giữ ống
2. Giải thích thủ thuật cho người bệnh
3. Rửa tay
4. Chuẩn bị dụng cụ
5. Đặt người bệnh tư thế Fowler hoặc bán Fowler
6.3.3. Tiến hành
1. Cắt dây buộc khí quản, chiều dài phù hợp
2. Gấp đầu dây khoảng 4cm và cắt ở chỗ gấp
3. Cắt dây buộc cũ, tháo dây: người phu giữ ống khí quản để phòng tụt ống khí người bệnh ho.
4. Đưa đầu cắt của dây qua móc của ống khí quán 5 – 6cm (có thể dùng kìm)
5. Luồn đầu kia của dây qua lỗ cắt để neo dây quanh mốc ống khí quản.
6. Luồn dây ở móc bên kia giống bước 4 và 5
7. Cầm dây quanh cổ và buiộc nút ở phía bên cạnh cổ, để một ngón tay dwois dây để đề phòng chặt quá chèn vào cổ và tĩnh mạch.
8. Đặt người bệnh tư thế thuận lợi
9. Rửa tay
6.4. Chăm sóc bóng chèn
– Tháo hơi ở bóng chèn
– Bơm lại theo phương pháp sau: dùng ống nghe đặt ở khí quản, bơm dần bóng lê đến khi mất tiếng rít, hạ áp lực bóng xuống để nghe thấy một tiếng rít nhỏ.
– Tháo bơm bóng chèn
+ Chỉ được thực hiện khi có chỉ định thay ống nội khí quản hhoặc trước khi hút rửa ống.
+ Phải hút đờm dãi phía bên trong chèn trước khi tháo bóng.
6.5. Khí dung, chống bội nhiễm, chống viêm tại chỗ
– Khí dung ngày 2 lần với octicoid và kháng sinh
– Lấy bệnh phẩm để cấy dịch khí quản và làm kháng sinh đồ (nếu có chỉ định)
6.6. Rút canun
– Việc rút canun cho người bẹnh được thực hiện khi
+ Rút canun khi người bệnh tự thở được qua đường mũi, phản xạ ho xà khạc đờm bình thường
+ Không có dấu hiệu bỗi nhiễm ở phổi
+ Dung tích sống đảm bảo trên 75% dung tích sống sinh lý
– Trước khi rút canun: khí dung, hút đờm dãi cho người bệnh
– Sau rút canun: lấy gạc mỏng băng vết mổ lại thepdõi 3 -4 ngày