Triệu chứng và dấu hiệu
Nhiều bệnh nhân không có biểu hiện bệnh. Triệu chứng thường gặp và quan trọng nhất là ngứa vùng hậu môn (nhất là về ban đêm), do giun cái hoặc trứng gây ra. Mất ngủ, bực dọc, đái dầm, và bồn chồn là các triệu chứng thường gặp, nhất là ở trẻ em. Nhiều triệu chứng tiêu hóa nhẹ cũng được coi là do giun kim gây ra, nhưng mốì liên quàn này khó có thể khẳng định. Về ban đêm, đôi khi có thể thấy giun ở gần hậu môn. Việc gãi vùng quanh hậu môn có thể gây xước da và viêm da. Người lớn đôi khi có cảm giác giun bò ở vùng hậu môn. Đôi khi, giun di trú – bao gồm cả di trú vào đường sinh dục của phụ nữ hoặc niệu đạo – gây nên viêm nhiễm vị trí ngoại lai (viêm âm hộ – âm đạo, viêm túi thừa ruột, viêm ruột thừa, viêm bàng quang) hoặc các phản ứng tạo u hạt (đại tràng, đường sinh dục, màng bụng, và một số nơi khác). Loét đại tràng và viêm đại tràng tăng bạch cầu ái toan đã được thông báo.
Các dấu hiệu cận lâm sàng
Chẩn đoán dựa trên việc tìm thấy trứng giun trên da quanh hậu môn (trứng ít khi tìm thấy khi xét nghiệm phân). Phương pháp tin cậy nhất là dán một miếng băng cellulose mềm (như Scotch tape) vào vùng da quanh hậu môn, sau đó trải dải băng lên lam kính để soi hiển vi độ phóng đại thấp; toluen được dùng để làm trong lam. Ba xét nghiệm như vậy làm trong ba buổi sáng liên tiếp trước khi tắm hoặc đi ngòài sẽ xác định được chẩn đoán trong khoảng 90% số trường hợp. Trước khi loại trừ chẩn đoán, cần làm năm đến bẩy xét nghiệm như vậy. Xét nghiệm vùng quanh hậu môn về ban đêm hoặc xem phân đại thể có thể phát hiện ra giun trưởng thành; cần để giun này trong môi trường bảo quản, cồn, hoặc nước muối để xét nghiệm ở labô. Đôi khi có thể thấy giun khi soi hậu môn. Bạch cầu ái toan ít khi tăng;
Chẩn đoán phân biệt
Ngứa do giun kim cần được phân biệt với các loại ngứa tương tự do nhiễm nấm, dị ứng, trĩ, viêm trực tràng, nứt trực tràng, giun lươn, và các bệnh khác.
Điều trị
Các biện pháp chung
Bệnh nhân có triệu chứng cần được điều trị, và trong một số trường hợp tất cả các thành viên trong gia đình bệnh nhân phải được điều trị cùng một lúc, do mỗi ca bệnh có biểu hiện lâm sàng thường đi củng với vài ca không triệu chứng. Tuy nhiên, nói chung không cần điều trị tất cả các ca không triệu chứng. Rửa kỹ tay với xà phòng và nước sau khi đi ngoài và rửa tay trước khi ăn rất quan trọng. Móng tay phải được cắt ngắn và giữ sạch sẽ, tránh gãi vụng quanh hậu môn. Giặt đồ trải giường thông thường cũng có tác dụng diệt trứng giun; một số tác giả khuyên giặt hàng ngày.
Các biện pháp đặc hiệu
Điều trị các thuốc sau đây cần được nhắc lại sau 2 và 4 tuần. Albendazol, mebendazol, và pyrantel pamoat là các thuốc lựa chọn, có thể uống trong bữa ăn hoặc vào thời gian bất kỳ. Không sử dụng albendazol và mebendazol cho phụ nữ có thai.
Albendazol có ở Hoa Kỳ mặc dù thuốc không được thông qua cho chỉ định điều trị giun kim. Albendazol có thể đạt tỷ lệ khỏi 100% khi cho liều duy nhất 400 mg. Đau bụng và ỉa chảy hiếm khi xảy ra.
Mebendazol liều duy nhất 100 mg cũng có hiệu quả cao. Cần nhai thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa ít xảy ra.
Pyrantel pamoat có hiệu quả cao, với tỷ lệ chứa khỏi trên 95%. Thuốc được dùng ở liều 10 mg (gốc)/kg (cao nhất 1g). Các tác dụng phụ ít khi xảy ra bao gồm nôn, ỉa chảy, đau đầu, chóng mặt, và buồn ngủ. Ở Hoa Kỳ, pyrantel được bán tự do để bệnh nhân nhiễm giun kim tự điều trị.
Các thuốc khác piperazin, mặc dù có tác dụng, không được khuyên dùng do điều trị phải kéo dài 1 tuần. Thiabendazol không được khuyến cáo do hay gây các tác dụng phụ, đôi khi nghiêm trọng, có thể dẫn .tới tử vong.
Tiên lượng
Mặc dủ gây khó chịu, nhiễm giun kim là lành tính. Bệnh dễ điều trị khỏi bằng một trong vài thuốc có niệu quả. Tái nhiễm bệnh thường gặp, nhất là ở trẻ em, do tiếp tục phơi nhiễm ngoài gia đình.