Leishmania

0
992

Bệnh do leishmania là một bệnh nhiễm các ký sinh trùng thuộc giống leishmania. Bệnh do leishmania là bệnh của súc vật, lây truyền qua vết đốt của ruổi cát [(loài phlebotomus (Bệnh do leishmania Cựu thế giới) và lutzomyia (Bệnh do leishmania Tân thế giói) từ ổ bệnh động vật hoang dã (như loài gặm nhấm, thú ăn thịt, con lười, các loài thú có túi)] và chó nhà (loài động vật này có thể chết vì nhiễm L. infantum) sang người; tuy nhiên, bệnh kala azar lây truyền trực tiếp từ người sang người. Các loại leishmania có hai dạng khác biệt trong vòng đời của chúng: (1) ở vật chủ là động vật có vú, ký sinh trùng tồn tại dưới dạng amastigote (thể Leishman – Donovan kích thước 2 x 5 µm) trong các thực bào đơn nhân. Khi ruồi cát hút máu động vật nhiễm bệnh, các tế bào nhiễm ký sinh trùng được nuốt vào cùng với máu. (2) trong cơ thể ruồi cát – côn trùng trung gian, ký sinh trùng chuyển thảnh promastigote có roi, tồn tại ngoài tế bào (10 – 15 µm), nhân lên và sau đó lây truyền cho vật chủ mới trong khi hút máu.

Có bốn hội chứng lâm sàng. Sự phân loại nhiễm leishmania rất phức tạp (khoảng 20 loài đã biết có khả năng gây bệnh ở người) và chưa thống nhất, và một vài loài có thể gây không chỉ một hội chứng lâm sàng, không phải tất cả đều được kể ra dưới đây.

Bệnh do leishmania nội tạng (kala – azar) được đặc trưng bằng gan lách to và thiếu máu, chủ yếu do các tác nhân nhóm L. donovani gây nên: L. d.donovani, L. infantum, L. chagasi và L. ar.chbaldi.

Bệnh do leishmania da cựu thế giới. Nhiễm Leishmania ướt hoặc khô – chủ yếu do L. tropica, L. mazor, L. aethiopica gây ra. Nhiễm leishmania da Tân thế giới do phức hợp L. mexicana gây ra.

Bệnh do leishmania da và niêm mạc (espundia) đặc trưng bởi vết loét ban đầu trên da tiếp nối sau vài tháng tới vài năm bằng các tổn thương hủy hoại tổ chức vùng hầu họng, do các tác nhân nhóm leishmania (viannia) gây ra, chủ yếu là L.(V) braziliensis, đôi khi L. (V). panamensis.

Nhiễm leishmania da lan tỏa là một tình trạng thiếu hụt miễn dịch tế bào, khi các tổn thương da dạng phong lan tỏa, tiến triển mạnh và kháng lại điều trị. Các ký sinh gây bệnh là phức hợp L. mexicana ở Tân thế giới và L. aethiopica ở Cựu thế giới.

Ở các vùng nhiệt đới và ôn đới, ước tính có khoảng 12 triệu người bị nhiễm bệnh, và mỗi năm có khoảng 1- 2 triệu ca mắc mới và 5000 ca tử vong. Mức độ nặng của bệnh thay đổi từ biểu hiện lâm sàng không đầy đủ hay gây bệnh hạn chế (tự khỏi hoặc dễ điều trị) tới gây thương tật nặng, di căn, tàn phế, và tử vong.

Các leishmania có khả năng gây bệnh thể tiềm tàng và có thể trở thành tác nhân gây bệnh cơ hội ở những người suy giảm miễn dịch, hơn 1000 trường hợp đồng nhiễm leishmania nội tạng với HIV đã được thông báo từ 22 nước, nhưng vấn đề nặng nhất là ở miền Nam châu Âu. ở những bệnh nhân này, chỉ có 50% các xét nghiệm huyết thanh học thường quy là dương tính; độ nhạy của xét nghiệm nuôi cấy dịch đệm là 53 – 67%. Chỉ một vài trường hợp nhiễm leishmania da và HIV đã được thông báo.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here