Paragonimus westermani, loài sán lá phổi, thường gây bệnh cho người (khoảng 20 triệu) ở vùng Viễn Đông (tỷ lệ mắc ở Triều Tiên khoảng 4%); các ổ bệnh cũng được xác định ở Tây Phi, Nam và Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương, Indonesia và New Guinea. Ngoài người, nhiều động vật ăn cỏ và động vật ăn tạp là các vật chủ (ổ bệnh cho sán trưởng thành kích thước 8 – 16 x 4 – 8 x 3 – 5 mm). Khoảng hơn chục loài paragonimus khác cũng gây bệnh cho người ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Trung và Nam Mỹ.
Trứng sán theo đờm hoặc phân ra môi trường gặp nước, nở sau 3 – 6 tuần. Các mao ấu trùng (miracidia) giải phóng ra, xâm nhập và phát triển trong ốc. Các vĩ ấu trùng thoát ra khỏi ốc, xâm nhập và đóng kén thành ấu trùng nang trong các mô của các loài cua và tôm nước ngọt. Người nhiễm bệnh khi nuối; phải các ấu trùng nang khi ăn các loài giáp xác ở dạng sống, ăn gỏi, hoặc ở dạng tượng, hoặc khi thức ăn, nước uống, dụng cụ đựng thức ăn hoặc tay bị nhiêm bẩn. Các ấu trùng nang ra khỏi kén trong ruột non và xâm nhập vào ổ bụng. Phần lớn âu trùng sán di trú qua cơ hoành và xâm nhập vào nhu mô phổi ngoại vi; một vài ấu trùng di trú lạc vào não (khoảng 1% ca bệnh) hoặc một số vị trí khác.
Trong phổi, các cá thể sán bị bao bọc bởi tổ chức xơ và u hạt, tạo thành các kén đường kính tới 2cm. Tổn thương này, thường có lỗ mở vào phế quản, có thể bị vỡ sau đó, dẫn đến việc ho ra trứng sán, máu và các tế bào viêm. Đôi khi, trứng sán còn có thể đi vào máu và gây các tổn thương lạc chỗ ở bất kỳ tổ chức nào. Giai đoạn tiền sinh sản trước khi trứng xuất hiện trong đờm là khoảng 6 tuần. p. szechuanensis ở Trung Quốc có khả năng di trú và tạo các nốt ở dưới da.